Có thể thấy, tuy chỉ là một tình huống nhưng hai đáp án khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau.
EQ – Trí tuệ cảm xúc của trẻ không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền mà còn từ quá trình nuôi dưỡng. Nói chung, nếu cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao thì trẻ thường dễ dàng cải thiện trí tuệ cảm xúc hơn.
Có một khoảng cách rất lớn giữa cha mẹ có EQ cao và cha mẹ có EQ thấp. Cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao luôn ở trong trạng thái “giáo dục” khi giao tiếp với con cái. Họ sẽ nắm bắt mọi tình huống nhỏ để giúp con rèn luyện và nâng cao trí tuệ cảm xúc.
Ví dụ, một đứa trẻ nhìn thấy bố mình tan sở, đổ mồ hôi đầm đìa và trông rất mệt mỏi. Cậu bé lấy chiếc cặp của bố và chủ động đưa cho bố một đôi dép ở nhà. Con nói với bố một cách trang trọng: “Cảm ơn bố đã làm việc chăm chỉ”. Một người cha có trí tuệ cảm xúc cao sẽ nắm bắt cơ hội này và nói với con của mình: “Con trai (con gái), bố vất vả lắm, nhưng thấy con rất hiểu chuyện, bố lập tức cảm thấy điều đó thật đáng giá”.
Trong một câu, ông bố không chỉ khẳng định khả năng nhận định của đứa trẻ, giải thích sự chăm chỉ của mình mà còn nói với con rằng làm việc có vất vả, nhưng trong lòng bố vẫn cảm thấy hạnh phúc.
Ngược lại, một số cha mẹ có trí tuệ cảm xúc thấp sẽ trả lời con: “Không khó đâu, bố mẹ không mệt chút nào đâu”. Trả lời con như vậy, trẻ có thể hiểu lầm rằng bố thực sự làm việc rất dễ dàng và không hề mệt mỏi. Khi đó, có thể là đứa trẻ không nhận thức được giá trị đồng tiền và không nghĩ rằng việc tiêu tiền của cha mẹ mình một cách bừa bãi là có vấn đề. Con cái cũng có thể trở nên kém nhạy cảm, không tôn trọng công việc của cha mẹ, thậm chí bất hiếu.
Có thể thấy, tuy chỉ là một tình huống nhưng hai đáp án khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau. Cuối cùng, điều này thực sự tạo nên sự khác biệt lớn trong việc hình thành trí tuệ cảm xúc của trẻ. Cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao có thể nuôi dạy con cái có trí tuệ cảm xúc cao và ngược lại.
IQ quyết định điểm xuất phát của trẻ, nhưng trí tuệ cảm xúc quyết định tương lai của trẻ. Nếu muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thì điều kiện tiên quyết là bản thân cha mẹ phải có trí tuệ cảm xúc cao.
Hãy lưu ý những điều sau:
Không nói những lời tiêu cực khi trả lời con
Khi cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao giao tiếp với con về các vấn đề, họ hiếm khi đáp lại bằng những lời nói tiêu cực hoặc đánh giá con mình. Ví dụ, một đứa trẻ hỏi mẹ: “Câu hỏi này khó quá. Mẹ ơi, con không biết làm thế nào?”, người mẹ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ không nói: “Câu hỏi này không khó, con cái gì cũng không làm được vậy?”.
Bởi họ biết rằng kiểu trả lời tiêu cực này dễ khiến trẻ có lòng tự trọng thấp, cảm giác tội lỗi và không đủ khả năng giải quyết vấn đề.
Những ông bố bà mẹ có trí tuệ cảm xúc cao có thái độ ôn hòa khi trả lời các câu hỏi, cho con nhiều không gian hơn để nhận biết cảm xúc của người khác và nỗ lực cải thiện trí tuệ cảm xúc của con. Nếu bạn có ý kiến trái chiều, hãy cùng con phân tích đúng sai. Khi trẻ được tiếp xúc với nhiều quan điểm, chúng trở nên linh hoạt hơn trong suy nghĩ, và dễ chấp nhận, khoan dung hơn với người khác cũng như với bản thân.
Biết quản lý cảm xúc tồi tệ
Trong cuốn sách “Nuôi dạy con thông minh bằng cảm xúc cao” có viết: “Giáo dục con cái bắt đầu từ việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của cha mẹ. Hãy kiểm soát những cảm xúc tồi tệ của bản thân, lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của trẻ, đồng thời thể hiện tình yêu thương của bố mẹ thành lời nói và hành động mà trẻ có thể hiểu được.”
Cha mẹ EQ cao không chỉ kiểm soát cảm xúc của chính bản thân mình mà còn có thể điều khiển cảm xúc của con cái. Chỉ bằng cách chấp nhận cảm xúc của bản thân, tôn trọng ý kiến và quan tâm đến nhu cầu của con cái, trẻ mới tăng trí thông minh cảm xúc trong quá trình phát triển trí tuệ của chúng.
Điều quan trọng nhất để có một nền giáo dục gia đình tốt không bao giờ là sự dư dả về vật chất, mà là tấm gương của cha mẹ. Khi bạn tốt hơn, đứa trẻ sẽ tốt hơn; khi cha mẹ tốt hơn, mọi thứ cũng sẽ tốt hơn.
Chỉ số EQ có thể cải thiện, chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn trẻ cẩn thận. Trên con đường trưởng thành, hãy để trí tuệ xúc cảm cao giúp trẻ dũng cảm mở cánh cửa ra thế giới.
Ghi nhận và khen ngợi những nỗ lực của con
Yếu tố thứ ba của cha mẹ có trí tuệ cảm xúc cao là biết cách giúp con tạo động lực cho bản thân bằng lời khen. Việc bạn công nhận nỗ lực chứ không phải là khen ngợi kết quả rất quan trọng đối với việc nuôi dưỡng trí tuệ cảm xúc của trẻ. Hãy cho con biết rằng chính sự kiên trì và chăm chỉ con dành để đạt được mục tiêu có ý nghĩa nhiều hơn thành tích của con.
Nguồn tham khảo : https://phunuso.baophunuthudo.vn/khi-con-noi-cam-on-cha-me-binh-thuong-noi-khong-sao-cha-me-eq-cao-ung-xu-the-nay-193241102112122531.htm