Người có axit uric cao cần duy trì chế độ dinh dưỡng, luyện tập lành mạnh và ăn các loại đậu đúng cách.
Trong chế độ ăn Địa Trung Hải, người ta thường ăn nhiều đậu lăng, đậu Hà Lan và đậu xanh để ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Các loại đậu có hàm lượng purin thấp như đậu xanh, đậu đỏ và đậu Hà Lan có thể được sử dụng làm chất thay thế protein.
Bạn càng ăn nhiều đậu lăng, đậu hỗn hợp và đậu Hà Lan thì nguy cơ tăng axit uric máu càng thấp. Đậu xanh cũng không làm tăng nguy cơ tăng axit uric máu.
Các sản phẩm từ đậu nành cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh gút, axit uric cao. Khi đậu nành được chế biến thành đậu phụ, chất purin sẽ bị giảm đi rất nhiều. Vì vậy, bạn có thể ăn đậu phụ một cách hợp lí.
Các phương pháp chế biến sản phẩm đậu khác nhau sẽ có tác động lớn đến hàm lượng purin của chúng. Nếu cần xả nước trong quá trình chế biến, một số purin có thể bị cuốn trôi. Nếu có quá trình lên men, vật chất di truyền của nhiều tế bào nhỏ có thể tăng lên, đồng thời lượng purin cũng có thể tăng lên.
Bệnh nhân tăng axit uric máu cũng có thể ăn một lượng thích hợp các loại đậu, đồng thời tránh hoàn toàn rượu, hải sản, thịt và đường fructose.
Nguồn tham khảo : https://laodong.vn/suc-khoe/cach-an-cac-loai-dau-ngan-axit-uric-cao-1417438.ldo