Cách làm đúng khi di chuyển giữa chân phanh và chân ga là tài xế phải giữ nguyên gót chân và chỉ di chuyển phần mũi chân mỗi khi tăng tốc hay đạp phanh.
Xe số tự động không có chân côn nên tài xế tuyệt đối không sử dụng đồng thời chân trái đạp phanh, chân phải đạp ga. Cách đúng là đạp chân phanh và chân ga cùng bằng chân phải (áp dụng đối với các xe thông thường). Như chúng ta đều biết, ga và phanh là hai hệ thống có chức năng nhiệm vụ đối ngược nhau, do vậy tại một thời điểm chỉ nên một hệ thống hoạt động. Vì vậy việc chỉ một chân đảm trách 2 nhiệm vụ là phù hợp với thói quen lái xe.
Vì vậy ngay từ lúc học lái xe phải tập thói quen luôn để gót chân phải trên sàn xe, bên dưới bàn đạp phanh. Khi đạp ga, xoay gót chân qua phải, chỉ đạp nửa bàn chân lên bàn đạp ga.
Tư thế đạp phanh đúng
Khi phanh, bàn đạp xoay về vị trí phanh và đạp thẳng theo phản ứng tự nhiên. Trong trường hợp khẩn cấp, nên cố gắng tập thói quen không đạp phanh gấp. Lúc rời khỏi chân ga, hãy rà ngay chân phanh và đạp phanh khi dừng xe. Điều này về lâu dài sẽ thành phản xạ tự nhiên và tránh được sự nhầm lẫn.
Không mang giày cao gót khi lái xe
Mấu chốt của việc đạp nhầm phanh và ga là sự nhầm lẫn hoặc thiếu để ý khi lên xe, đối với phụ nữ là thói quen lái xe với giầy cao gót. Bài học là khi lên xe lạ cần nhìn vị trí chân ga, phanh xem có gì khác lạ không, ấn nguội xem cảm giác thế nào rồi mới nổ máy điều khiển.
Hơn nữa, tài xế cũng nên chọn giày dép phù hợp khi lái xe. Nên đi giày nhẹ đế mỏng hay dép có quai hậu (sandal), phụ nữ không nên đi giày cao gót hoặc bốt.
Đối với xe số sàn thì tình huống đạp nhầm sang chân ga có vẻ không nguy hiểm lắm. Khi phanh đều cần thêm động tác đạp côn và xe chỉ chạy theo quán tính dù có thể lúc đầu xe chạy nhanh hơn quán tính vì không còn lực cản của động cơ nhưng cơ bản sẽ chậm dần lại.
Do xe số tự động không có côn, khi đạp nhầm, xe chỉ chạy nhanh và mạnh hơn, vì vậy tai nạn xảy ra là điều không tránh khỏi.
Khi không đạp ga thì chân phải đặt lên phanh, đây là kỹ năng vô cùng quan trọng.
Nhằm hạn chế tình huống nhầm lẫn, nhà sản xuất đã làm bàn đạp phanh ở ngoài (bên trái) và bàn ga phía trong (bên phải) (tính từ trung tâm vị trí ngồi của người lái); Bàn phanh có bản rộng còn bàn ga có bản hẹp và bàn phanh cao hơn bàn ga (khi đạp gần hết hành trình bàn phanh thì lúc này mặt bàn phanh mới ngang mặt bàn ga).
Nguồn tham khảo : https://vtcnews.vn/cach-de-khong-dap-nham-chan-ga-o-to-ar885333.html