Bế, cho bé bú đúng cách… đảm bảo an toàn cho bé.
Dưới đây là một số kỹ năng dành cho các nàng chuẩn bị làm mẹ:
1. Cách bế trẻ sơ sinh
Trong lần đầu tiên em bé được trao vào vòng tay cha mẹ, phần lớn chúng ta đều không biết bế bé đúng cách như thế nào. Những người làm cha mẹ lần đầu có thể có một chút sợ hãi. Điều quan trọng là bạn hãy làm việc này với sự cẩn thận, chú tâm.
Cổ của em bé sơ sinh còn yếu và khi bế bé, bạn cần giữ tay mình ở dưới cổ bé. Vì bé chưa thể tự giữ thẳng cổ nên nhiệm vụ của cha mẹ là một tay đỡ dưới đầu bé, một tay đặt dưới hông bé.
Bạn cũng phải cẩn thận với các điểm mềm trên đầu trẻ sơ sinh. Bạn nên hạn chế chạm vào điểm này nhiều nhất có thể. Bế bé sát vào ngực của bạn để bé được an toàn.
2. Mẹ cần tự chăm sóc tốt cho bản thân trong 30 ngày đầu tiên sau sinh
30 ngày đầu tiên là quan trọng nhất. Em bé của bạn lần đầu tiên tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Trong giai đoạn này, người mẹ cần chăm sóc bản thân tốt để đảm bảo sức khỏe tinh thần, thể chất cho việc nuôi con.
Sản phụ mới sinh được khuyên ăn uống đúng và đủ dinh dưỡng, đặc biệt là với những người nuôi con bằng sữa mẹ. Giấc ngủ luôn là một vấn đề lớn mà các bà mẹ phải đối mặt. Lời khuyên cho các bà mẹ là hãy ngủ khi bé ngủ. Điều này đảm bảo cho mẹ ngủ đủ giấc.
3. Cách quấn khăn/tã trẻ sơ sinh
Quấn tã đúng cách là chìa khóa để giữ trẻ bình tĩnh và thoải mái. Đầu tiên, bạn đặt khăn theo hình thoi, rồi gấp góc trên của khăn và đặt em bé nằm lên trên. Sau đó, bạn kéo một góc của tấm khăn qua ngực bé, phủ qua cả tay. Kéo cạnh dưới của khăn lên để bao bọc chân và gài khăn trước ngực bé. Cạnh khăn còn lại bạn làm tương tự như bước 2, quấn vòng qua người bé và gài lại.
4. Cách bế bé bú
Cho bé bú rất quan trọng, đặc biệt là trong những ngày đầu đời. Vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời trong những năm tháng đầu đời của bé nên bạn cần học hỏi kỹ thuật cho bé bú đúng cách.
Nghe thì đơn giản nhưng thực tế là nhiều bà mẹ có thể phải đối mặt với các vấn đề như bé bú ít, lượng sữa không đủ và các tổn thương bầu ngực…
Có nhiều cách để bế bé bú mà bạn có thể áp dụng. Hãy chọn cách đem lại sự thoải mái nhất cho bạn và em bé. Nếu bé hơi buồn ngủ, mẹ có thể gãi nhẹ vào lòng bàn chân của bé để bé tỉnh táo và tập trung vào việc bú mẹ. Điều này sẽ đảm bảo bé không ngủ với cái bụng đói.
5. Cách giúp bé ợ hơi và cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp
Ợ hơi là cần thiết để bé cảm thấy thoải mái, đặc biệt trong những tháng đầu tiên. Khi cảm thấy thoải mái, bé sẽ ăn ngon và ngủ ngon hơn. Để giúp bé ợ hơi, hãy ôm bé sát vào ngực bạn, cằm của bé đặt trên vai bạn. Đừng quên giữ đầu và vai bé. Sau đó, hãy nhẹ nhàng xoa hoặc vỗ vào lưng bé cho đến khi bé ợ hơi.
Một phương pháp khác để giúp bé ợ hơi là đặt bé nằm sấp trên hai chân bạn; đỡ cằm và hàm của bé để đầu bé ngẩng cao, không cho máu dồn về đầu. Sau đó, bạn xoa hoặc vỗ lưng bé nhẹ nhàng cho đến khi bé ợ hơi.
Trong tình huống khẩn cấp chẳng hạn như bé bị hóc, bạn cần phải sử dụng đến kỹ thuật CPR. Bạn đặt bé nằm ngửa trên hai chân của mình. Tiếp đến, bạn dùng hai ngón tay ấn lên ngực bé khoảng 5 lần, cho đến khi bé ho và thở lại bình thường. Hãy nhớ rằng con còn nhỏ, không nên vỗ bé bằng một lực mạnh.
6. Cách massage cho bé
Massage giúp cho xương và cơ của bé khỏe mạnh hơn. Quy tắc đầu tiên là không massage bé trước hoặc ngay sau khi bé ăn. Bạn massage bé theo các bước áu: Đặt bé nằm trên một chiếc khăn hoặc mặt phẳng thoải mái (giống như giường) và sử dụng dầu thực vật. Bạn bắt đầu với chân, rồi tới tay, ngực và cuối cùng là lưng của bé.
Bạn nên massage cho bé hàng ngày.
7. Cách tắm cho bé
Hầu như bất kỳ người mới làm bố mẹ nào cũng lo lắng về việc này. Điều quan trọng là trẻ sơ sinh chỉ cần tắm bằng cách dùng khăn sạch lau rửa người trong tuần đầu tiên. Bạn nên chờ cho đến khi dây rốn của bé khô và tự rụng rồi mới cho bé tắm bồn.
Bé không cần phải tắm hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra nhiệt độ nước trước khi cho bé tắm và giám sát sát sao trong quá trình tắm bé.
8. Cách cho bé ngủ
Vài ngày đầu tiên sau khi chào đời có thể thực sự khó khăn cho bé hình thành nếp ngủ tốt. Bố mẹ nên tạo môi trường ngủ phù hợp cho con: giữ phòng sáng vào ban ngày và tối mờ vào buổi đêm. Điều này sẽ giúp bé phân biệt được sự khác nhau giữa đêm và ngày.
Khi bé thiu thiu ngủ, bạn không nên hôn hay nói chuyện với bé. Hãy kiên nhẫn cho đến khi bé học được cách ngủ đúng giờ giấc.
9. Cách thay tã/bỉm cho bé
Cho tới khi bé rụng rốn, việc thay tã cho bé cần đặc biệt chú ý; không để mép tã cao hơn rốn bé.
Có một vài điều bạn cũng cần ghi nhớ là luôn lau vết bẩn cho bé từ trước ra sau, đặc biệt là với bé gái để tránh viêm nhiễm. Da của bé cần khô, thoáng trước khi mặc tã. Hãy kiểm tra tã thường xuyên để đảm bảo con của bạn được sạch sẽ.
10. Cách liên kết với bé
Da-tiếp-da là việc bạn nên làm ngay khi bé chào đời và duy trì thành thói quen. Bạn cạnh đó, bạn nên thường xuyên nhìn vào mắt bé và nói chuyện, dù bé chưa hiểu được những điều bạn nói. Điều này có hiệu quả trong việc tăng thêm sự gắn kết giữa bạn với con. Do tầm nhìn của bé chỉ khoảng 30 cm nên hãy đến gần bé, mỉm cười và trò chuyện.
Hát ru, massage… cũng là cách để tạo ra sự kết nối giữa bố, mẹ với con.
Tổng hợp
Nguồn tham khảo:
- https://ngoisao.vnexpress.net/10-ky-nang-bat-buoc-phai-hoc-khi-lan-dau-lam-me-3768009.html