Bạn hãy lưu tâm đến cảm xúc của mình, có ý thức giám sát hành vi, nâng cao kỹ năng suy nghĩ, quan sát khi sử dụng lời nói… để có EQ cao.
Nếu muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc – EQ, trước tiên chúng ta phải hiểu sâu sắc định nghĩa này. Giáo sư Daniel Goleman từng viết trong cuốn sách Trí tuệ cảm xúc: “Người có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ có khả năng hiểu và nắm bắt rõ ràng cảm xúc của chính mình mà còn có thể cảm nhận sâu sắc, phản hồi hiệu quả những thay đổi cảm xúc của người khác”.
Dựa trên định nghĩa này, ông chia trí tuệ cảm xúc thành 5 phần: Khả năng tự hiểu cảm xúc, khả năng tự quản lý cảm xúc; khả năng tự động viên bên trong; khả năng nhận biết cảm xúc của người khác; khả năng quản lý các kỹ năng xã hội. Nếu muốn trở thành người có trí tuệ cảm xúc cao, bạn phải chủ động hành động dựa trên những điểm sau:
Ý thức về lời nói, việc làm
Nếu bạn thường xuyên duy trì thái độ chủ động trong lời nói, việc làm thì cảm xúc của bạn sẽ theo chiều hướng tích cực. Vì vậy, hãy cố gắng kiềm chế ở mức độ vừa phải trong hành vi của mình, làm một số điều tích cực và nhờ đó có tâm trạng tốt.
Có ý thức giám sát hành vi của chính bạn
Duy trì thái độ phê phán đối với hành vi của chính bạn có thể làm giảm các tình huống bạn có trí tuệ cảm xúc thấp. Một số cảm xúc tiêu cực có thể dễ dàng khiến bạn thực hiện một số hành vi mất kiểm soát. Hãy theo dõi phản ứng của bạn một cách có ý thức và khả năng tu luyện bản thân của bạn sẽ ngày càng cao hơn.
Nâng cao kỹ năng quan sát của bạn về từ ngữ, lời nói
Người có trí tuệ cảm xúc cao không chỉ biết giám sát hành vi của bản thân mà còn biết quan sát tác động, phản hồi của người khác đối với hành vi của chính mình. Giống như khi bạn nói đùa với người khác và họ cười một cách chân thành, kiểu phản hồi này sẽ khiến bạn cảm thấy hành động nói đùa đó là tốt. Tương tự, nếu bạn nói điều gì đó khiến người khác cảm thấy xấu hổ, bạn cũng nên lưu ý đến những phản hồi này và điều chỉnh hành vi của mình.
Suy nghĩ trước khi nói
Chất lượng mối quan hệ giữa các cá nhân có thể thể hiện mức độ trí tuệ cảm xúc của một người và yếu tố quyết định quan trọng nhất chính là cách thể hiện của bạn. Ví dụ, người có trí tuệ cảm xúc thấp, họ thẳng thắn nói những gì mình nghĩ ra, càng nói nhiều thì mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn.
Chẳng hạn, nếu hay tin con chó yêu quý của bạn qua đời, một người bạn nói rằng: “Đến lúc nó phải chết thì nó sẽ chết. Bạn không cần phải tốn thời gian chăm sóc nó sau này”. Câu này có vấn đề bởi người nói đã trực tiếp nêu ra sự thật”mà không trau chuốt cách diễn đạt theo tâm trạng của bạn mình. Ngược lại, người có trí tuệ cảm xúc cao có nhận thức và hành vi giao tiếp tốt. Anh ta có thể nhận ra khi nào nên nói điều gì đó và nói gì với ai; anh ta còn hiểu rõ tình hình hiện tại, hình thành một tình huống giao tiếp tốt với người khác và biết mình đang giao tiếp với mục đích gì.
Trước khi nói chuyện với người khác, bạn phải làm những việc sau:
- Suy nghĩ xem những gì bạn nói có ảnh hưởng đến người khác hay không;
- Tôn trọng là nền tảng của giao tiếp. Muốn người khác tôn trọng mình thì trước hết bạn phải tôn trọng người khác bằng lời nói;
- Biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau và đối xử với người khác bằng cả trái tim;
- Đừng lan truyền những cảm xúc tiêu cực của bản thân, đồng thời biết điều chỉnh biểu cảm của mình theo cảm xúc của người khác;
- Học cách nói không và dám bày tỏ suy nghĩ của mình, đừng thụ động chấp nhận và kìm nén bản thân.
Có sự đồng cảm với người khác
Những người có sự đồng cảm mạnh mẽ sẽ giỏi hiểu được mong muốn của người khác, sẵn sàng hiểu và giúp đỡ người khác, thể hiện bản thân theo cách mà người kia sẵn sàng chấp nhận. Nếu bạn cho rằng những cách diễn đạt này là đạo đức giả, điều đó có nghĩa là sự đồng cảm của bạn là giả tạo và bạn không thực sự cảm nhận được cảm xúc của người khác từ góc nhìn của họ.
Những người có EQ cao biết cách đặt mình vào vị trí của người khác. Bất cứ khi nào gặp xung đột, họ sẽ không chỉ trích, phàn nàn hay chế nhạo người khác mà thay vào đó họ sẽ sử dụng một cách hòa giải, ân cần và bao dung để giải quyết xung đột.
Làm chủ trí tuệ cảm xúc không phải chuyện một sớm một chiều nhưng có lợi cho bạn suốt cuộc đời. Vì vậy, hãy dành chút thời gian để rèn luyện trí tuệ cảm xúc mỗi ngày.
Nguồn tham khảo :
- https://ngoisao.vnexpress.net/5-buoc-giup-ban-thanh-nguoi-co-eq-cao-4708642.html