Học được cách kiểm soát bản thân hiệu quả tức là bạn đã nắm được thành công trong cuộc sống của chính mình. Nhiều người luôn chỉ nghĩ đến việc kiểm soát công việc hay thời gian mà quên rằng gốc rễ đầu tiên là phải kiểm soát được bản thân.
Kiểm soát bản thân nghe tưởng chừng như là một điều rất dễ dàng, nhưng lại có rất ít người có thể làm được. Phần còn lại giải thích vì thói quen, tác động từ công việc, môi trường,… mà đôi lúc họ không thể kiểm soát được chính bản thân mình khỏi một số hành động quá khích.
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những cách thức để tự điều chỉnh và có được cách kiểm soát bản thân hiệu quả.
Kiểm soát bản thân là gì?
Kiểm soát bản thân là quá trình tự quản lý và kiểm soát bản thân để đạt được mục tiêu cá nhân, duy trì sự cân bằng và tối ưu hóa hiệu suất. Nó bao gồm việc nhận biết, đánh giá và điều chỉnh hành vi, cảm xúc, suy nghĩ và hành động của mình để phù hợp với mục tiêu cụ thể.
Quy trình kiểm soát bản thân có thể bao gồm:
- Tự nhận biết: Hiểu rõ về bản thân, điều này bao gồm cả điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
- Đặt mục tiêu: Xác định rõ ràng mục tiêu cá nhân, và tạo ra kế hoạch để đạt được chúng.
- Tự quản lý: Bao gồm việc quản lý thời gian, tài nguyên và năng lượng của bạn sao cho phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.
- Tự kiểm soát: Điều chỉnh hành vi, cảm xúc và suy nghĩ để đạt được sự cân bằng và kiểm soát tốt nhất.
- Phản hồi và điều chỉnh: Tự đánh giá, nhận phản hồi và điều chỉnh hành động để cải thiện kỹ năng mềm và tiến gần hơn đến mục tiêu.
Kiểm soát bản thân không chỉ giúp bạn đạt được mục tiêu cá nhân mà còn giúp tăng cường sự tự tin, sự chủ động và sự linh hoạt trong đối mặt với các tình huống khác nhau trong cuộc sống.
Học cách kiểm soát bản thân
Liệt kê thói quen cần kiểm soát
Mọi sự thay đổi thật sự đều phải xuất phát từ bên trong. Bạn phải tự hứa với bản thân sẽ nỗ lực để thay đổi và tự xây dựng khả năng kiểm soát bản thân để thay đổi các thói quen hay hành vi nào đó. Trước hết, hãy liệt kê ra những thói quen hay hành động cụ thể mà bạn muốn kiểm soát như ngừng hút thuốc lá, thói quen thức khuya, ăn uống thả phanh, kiềm chế cảm xúc, thói quen mua sắm, tiêu tiền,…
Bắt đầu kiểm soát một thói quen điển hình
Những hành vi hay thói quen trong cuộc sống đều có thể có những cách xử lý hợp lý nếu chúng ta biết thả lỏng bản thân, làm mọi thứ chậm lại và tìm ra cách tự chủ. Để thay đổi một thói quen cần rất nhiều thời gian, còn xây dựng khả năng kiểm soát của bản thân thì lại cần rất nhiều nỗ lực. Vì vậy, hãy xem xét khả năng của bạn và đặt ra mục tiêu thực tế có thể thực hiện được.
Với danh sách đã liệt kê ở trên, đầu tiên hãy chọn một hành vi hay thói quen mà bạn muốn tự kiểm soát nhất. Nên chọn những hành vi hay thói quen do bản thân mình và tự mình thay đổi là được. Thực tế, để kiểm soát một thói quen hay hành vi nhất định đã theo bạn quá lâu thì cũng cần phải phù hợp với khả năng, cuộc sống và thời gian của bạn. Nếu như bạn quá tham lam, muốn thay đổi mọi thứ trong thời gian ngắn thì bạn chỉ đang tự phá hủy mọi mỗi nỗ lực và dễ dàng từ bỏ vì khó khăn mà thôi.
Nghiên cứu từ người khác
Hãy học hỏi từ những người có hoàn cảnh tương tự cách mà họ đã xây dựng khả năng kiểm soát bản thân như thế nào. Hoặc hỏi ngay chính bạn bè và người thân xung quanh cách kiểm soát bản thân của họ. Tự tìm hiểu trên mạng về những cách để kiểm soát một thói quen hay hành vi cụ thể nào đó mà bạn đang hướng đến.
Viết lại quá trình thay đổi
Tập viết nhật ký ghi chép lại hoạt động hàng ngày sẽ giúp bạn tự cảm nhận được quá trình thay đổi của bản thân. Hãy ghi chép lại thật chi tiết và tỉ mỉ về những hành động và suy nghĩ mà mình đã làm khi không thể kiểm soát bản thân về một hành vi nào đó. Hãy nhớ ghi lại cả những biện pháp kiểm soát mà bạn đã áp dụng để thay đổi hành vi đó và hiệu quả của chúng.
Việc viết nhật ký giúp bạn có cơ sở để nghiên cứu ra nguyên nhân vì sao mình lại mất kiểm soát về một hành vi nào đó đến vậy, cách thức nào là phù hợp và không phù hợp để kiểm soát hành vi đó. Từ đó, bạn có thể có cách khắc phục và kiểm soát hoàn toàn hành vi đó, kể cả khi bị tái lập lại sau này.
Đặt mục tiêu thay đổi cụ thể
Thất bại trong việc tự kiểm soát bản thân đó là do việc cảm thấy chán nản khi không thể thay đổi một hành vi chỉ trong một đêm hay theo một cách nhanh chóng. Hãy tạo động lực thành công cho bản thân bằng cách đặt ra mục tiêu cụ thể sẽ đạt được cuối cùng và thay đổi từ từ, thay vì tự bỏ ngay lập tức. Đây là sự thay đổi sẽ mang lại hiệu quả bền vững cho cách kiểm soát bản thân của bạn.
Đánh dấu từng bước tiến bộ
Hãy luôn nhớ rằng, thành công ở đây là sự tiến bộ chứ không phải là sự nhanh chóng. Hãy ghi chép và đánh dấu lại từng bước tiến bộ của bạn trong cả quá trình hướng đến mục tiêu đã đặt ra. Nếu lúc nào đó bạn bị mất tự chủ, thì cũng hãy đánh dấu lại và ghi vào nhật kí sự việc đã xảy ra. Khi bạn đã nhận thức được về nguyên nhân và lý do vì sao mình bị mất kiểm soát là bạn cũng đã có được một bước tiến quan trọng trong quá trình tự kiểm soát bản thân.
Suy nghĩ tích cực
Tập suy nghĩ về những điều tích cực để thay thế những ý nghĩ về hành vi mà bạn muốn thay đổi. Cũng không nên nản lòng quá sớm nếu như những nỗ lực chưa có được kết quả khả thi. Thay vào đó là suy nghĩ đến những cách thức thay đổi kiểu khác mà mình cho rằng là tốt hơn. Những suy nghĩ tích cực sẽ giúp bạn vui vẻ hơn, kiểm soát được trạng thái của bản thân và nghĩ ra được nhiều cách thức để thay đổi những thói quen mình mong muốn.
Tìm những sở thích mới
Một cách để thay đổi hành vi đó là thay thế hành vi đó bằng một sở thích khác lành mạnh hơn mà bạn có thể kiểm soát được. Hãy tìm cho mình một sở thích khiến cho tâm trạng của bạn được thoải mái và bình tĩnh hơn.
Sự giúp đỡ từ bạn bè
Sự giúp đỡ của bạn bè hay người thân là một điều rất cần thiết thúc đẩy các cách cách kiểm soát bản thân của bạn hiệu quả hơn. Mỗi khi bạn không thể kiểm soát chính mình, thì một người bạn hay người thân thiết có thể giúp bạn phân tán suy nghĩ về hành vi đó bằng một việc làm khác, hoặc ít nhất là đưa cho bạn lời khuyên để bạn bình tĩnh lại và lấy lại được quyền kiểm soát bản thân. Ngoài ra những lời cổ vũ, động viên hay đơn giản chỉ là lắng nghe khi bạn cần cũng là nguồn động lực giúp bạn dễ dàng thay đổi hơn.
Tự thưởng cho chính mình
Hãy dành lời khen ngợi cho bản thân khi bạn đã tạo được sự thay đổi và xây dựng được khả năng tự kiểm soát cho mình. Hành động tự thưởng này sẽ giúp bạn có thêm động lực để tiếp tục phát huy những hành động tích cực và thay thế cho những suy nghĩ mất kiểm soát trước đây.
Việc tự kiểm soát được bản thân là điều rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh và tính cách mà mỗi người nên có cho mình một cách kiểm soát bản thân hiệu quả để đạt thành công trong cuộc sống.
Nguồn tham khảo :
- https://tophotel.vn/cach-kiem-soat-ban-than.html