Canxi có vai trò quan trọng với nhiều chức năng của cơ thể, thiếu hay thừa canxi đều gây ra những tác hại với sức khỏe.
Thừa canxi gây hại gì?
Theo các chuyên gia, bất kỳ chất dinh dưỡng hay thực phẩm nào dư thừa cũng đều gây ra những bất lợi cho cơ thể và canxi cũng không ngoại lệ. Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế) cho biết, canxi nhiều trong máu có thể dẫn đến các biến chứng dưới đây.
- Sỏi thận: Thừa canxi gây quá tải cho thận, nếu tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận. Bệnh có thể nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
- Cường giáp: Các tuyến cận giáp có trách nhiệm kiểm soát lượng canxi và phospho trong cơ thể. Khi hormon tuyến cận giáp được sản xuất với số lượng lớn, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh cường giáp, đây là tác dụng phụ do dư thừa canxi.
- Bệnh tim mạch: Dùng canxi liều cao có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ canxi trong máu gây rối loạn canxi máu và rối loạn nhịp tim. Hơn nữa, lượng canxi lớn giải phóng nhiều hormon khác nhau gây ra những cơn đau tim, ảnh hưởng đến sự phát triển của tim mạch.
- Buồn nôn và mệt mỏi: Dư thừa canxi sẽ bị rơi vào trạng thái không tỉnh táo, cơ thể mệt mỏi, trầm cảm, chóng mặt và buồn nôn, khát nước, đi tiểu nhiều.
- Giảm hấp thu chất dinh dưỡng: Lượng canxi được hấp thu bởi cơ thể tăng sẽ khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác suy giảm. Thừa canxi sẽ ức chế hấp thu các chất khác như sắt và kẽm khiến cơ thể có nguy cơ thiếu hai chất này. Khi đó, cơ thể sẽ không đủ khỏe mạnh để hoạt động. Huyết áp thấp và nhịp tim không đều là kết quả của việc giảm hấp thu.
- Rối loạn tiêu hóa: Cung cấp canxi quá nhu cầu cơ thể khiến ăn không ngon miệng, đau bụng, tiêu chảy. Bổ sung canxi quá mức cần thiết khiến thường xuyên bị táo bón.
Dấu hiệu thừa canxi ở người lớn
Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, việc bổ sung canxi bằng các chế phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng là không cần thiết khi chế độ ăn uống hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp cần bổ sung thì phải có sự tư vấn của người có chuyên môn như bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Khi bạn cung cấp canxi thông qua thực phẩm thì bạn sẽ không bị thừa canxi. Chỉ khi bạn uống các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung canxi quá liều thì sẽ có nguy cơ dư thừa canxi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu cơ thể thừa canxi, trẻ có thể không phát triển được chiều cao như mong muốn. Điều này được lý giải là do hàm lượng canxi trong máu tăng cao có thể đi vào xương nhiều hơn, làm cốt hóa các đầu xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển chiều cao. Canxi rất quan trọng đối với xương nhưng lượng canxi dư thừa có thể làm yếu xương của bạn.
Quá nhiều canxi cũng có thể gây hại cho cơ thể theo nhiều cách. Cụ thể, khi mức canxi trong máu cao hơn mức bình thường gọi là tình trạng tăng canxi máu.
Các triệu chứng dư thừa canxi có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và vấn đề đã xuất hiện trong bao lâu. Dưới đây là 6 biểu hiện khi cơ thể nạp quá nhiều canxi:
- Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của việc uống quá nhiều canxi là táo bón. Quá nhiều canxi có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn hoặc nôn, chán ăn hoặc táo bón.
- Thừa canxi khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc canxi. Điều này có thể gây ra khát nước quá mức và đi tiểu thường xuyên.
- Đau xương và yếu cơ, thậm chí co giật cũng là triệu chứng khá phổ biến nếu bạn dùng quá nhiều canxi.
- Thường xuyên nhức đầu và mệt mỏi cũng là hậu quả của việc tiêu thụ quá nhiều canxi.
- Tăng canxi máu thậm chí có thể cản trở hoạt động của não, dẫn đến lú lẫn, thờ ơ và mệt mỏi.
- Một số ít trường hợp tăng canxi máu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chức năng tim, gây ra đánh trống ngực và ngất xỉu, dấu hiệu của rối loạn nhịp tim và các vấn đề về tim khác.
Theo các chuyên gia, cách bổ sung canxi an toàn, hiệu quả là qua thực phẩm như: sữa, các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua…), tôm, tép, ốc, cua, trứng, sữa, các loại rau màu xanh sậm, đậu, chuối, kiwi.
Khi dùng thực phẩm giàu canxi hoặc uống canxi, bạn cần hạn chế ăn chung với rau củ quả có vị chát, ngũ cốc nguyên vỏ, thực phẩm chứa oxalate như socola, trà, nước ép hoa quả, vì sẽ làm hạn chế hấp thu canxi.
Bạn cần lưu ý không dùng chung canxi với tất cả các loại sữa và chế phẩm của sữa. Đồng thời nên tiếp xúc với nắng buổi sáng để giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn.
Nguồn tham khảo : https://vtcnews.vn/dau-hieu-thua-canxi-o-nguoi-lon-ar890830.html