Gãy xương thường xuyên, hay đau nhức, sức cầm nắm yếu là một số triệu chứng điển hình cảnh báo cơ thể có mật độ xương thấp, xương bắt đầu suy yếu.
Xương yếu là bệnh lý xảy ra do mật độ xương bị suy giảm. Trong khi xương yếu đi là vấn đề thường liên quan đến tuổi già, mọi người ở mọi lứa tuổi đều phải ưu tiên đảm bảo sức khỏe xương và ngăn ngừa xương không bị giòn.
Nhiều người nghĩ đến bệnh loãng xương khi nói đến tình trạng xương yếu đi. Tuy nhiên, bạn không biết rằng xương có thể yếu đi từ rất lâu trước khi bị loãng xương.
Triệu chứng xương yếu
Chia sẻ với The Health Site, tiến sĩ Venkatesh Movva, chuyên gia về y học tái tạo và thể thao, RegenOrthoSport, Hyderabad và Dallas (Ấn Độ), khuyến cáo nếu bạn đang gặp phải bất kỳ điều nào trong số đó, xương có thể yếu hơn mức bình thường:
- Gãy xương thường xuyên, chấn thương do căng thẳng: Nếu bạn bị gãy xương do một nguyên nhân đơn giản như ngã hoặc va chạm nhẹ, xương không đủ chắc khỏe.
- Đau nhức: Thỉnh thoảng đau nhức là bình thường, nhưng nếu bạn liên tục bị đau lưng, hông hoặc đầu gối mà không có lý do, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng xương yếu.
- Sức cầm nắm yếu: Gặp khó khăn khi mở lọ hoặc cảm thấy sức cầm nắm không còn mạnh như trước là dấu hiệu cho thấy sức cầm nắm yếu, liên quan đến mật độ xương thấp.
- Thay đổi tư thế hoặc chiều cao giảm: Nếu bạn nhận thấy mình khom lưng nhiều hơn hoặc thấp đi một chút, xương không còn giữ được độ chắc khỏe như bình thường.
- Chậm lành sau chấn thương: Bác sĩ cảnh báo nếu bạn mất nhiều thời gian hơn bình thường để lành sau khi bị gãy xương hoặc bong gân, xương có thể đang mất đi độ chắc khỏe.
Nguyên nhân gây xương yếu
Tiến sĩ Movva chỉ ra một số yếu tố có thể gây ra tình trạng xương yếu, ngay cả khi bạn không bị loãng xương:
- Không đủ chất dinh dưỡng: Canxi, vitamin D và magiê rất cần thiết cho xương chắc khỏe. Nếu bạn không nhận đủ những chất này, xương sẽ bị ảnh hưởng.
- Ngồi quá nhiều: Lối sống ít vận động có nghĩa là xương không được vận động đủ để duy trì độ chắc khỏe. Các bài tập chịu trọng lượng giúp duy trì mật độ xương.
- Thay đổi nội tiết tố: Phụ nữ mãn kinh hoặc nam giới có lượng testosterone thấp có thể bị mất xương mà không hề hay biết.
- Thuốc làm xương yếu: Một số loại thuốc, như steroid, có thể làm giảm sức mạnh của xương theo thời gian.
- Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến sức khỏe xương: Viêm khớp, rối loạn tiêu hóa và các vấn đề về tuyến giáp khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe xương.
Các bệnh xương khớp có thể xảy liên quan xương khớp không ổn định
Nếu không duy trì sức khỏe xương khớp tốt, có thể dẫn đến một số bệnh cơ xương khớp như:
- Loãng xương: là tình trạng suy giảm mật độ, khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi và phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh. Loãng xương diễn ra âm thầm, chỉ được phát hiện khi xảy ra gãy xương và thường gặp ở hông, cột sống và cổ tay.
- Viêm khớp: là tình trạng sưng đau tại các khớp, gây cứng khớp và làm giảm khả năng vận động. Có nhiều loại viêm khớp, trong đó phổ biến nhất là viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Nếu không điều trị kịp thời, viêm khớp có thể gây biến dạng khớp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
- Gãy xương: có thể xảy ra khi xương bị yếu do loãng xương hoặc do chấn thương mạnh. Những vị trí dễ bị gãy nhất là đùi, cột sống và cổ tay. Người cao tuổi thường có nguy cơ gãy xương cao hơn người trẻ tuổi do mất mật độ xương và khả năng phục hồi kém.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống bị tràn ra ngoài, chèn ép dây thần kinh gây đau nhức, tê bì tay chân và suy giảm khả năng vận động. Bệnh thường gặp ở những người lao động nặng nhọc, người ngồi làm việc lâu và ít vận động.
- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa cột sống là tình trạng hao mòn các đốt sống và sụn khớp theo thời gian, gây đau lưng, cứng khớp và hạn chế vận động. Đây là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra sớm do ngồi làm việc sai tư thế hoặc thói quen sinh hoạt không khoa học.
- Bệnh gút: Gút là một dạng viêm khớp do nồng độ axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến hình thành tinh thể muối urat lắng đọng tại khớp, gây sưng đỏ và đau nhức dữ dội. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh gút có thể làm tổn thương xương khớp vĩnh viễn.
Làm gì để xương chắc khỏe?
Xây dựng hệ xương chắc khỏe rất quan trọng để tránh nguy cơ loãng xương sau này. Nếu không tích lũy đủ khối lượng trước tuổi trưởng thành, bạn có thể bị mất xương về sau. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lối sống lành mạnh sẽ giúp xương luôn khỏe mạnh theo thời gian. Dưới đây là các cách giúp xương chắc khỏe tự nhiên.
1. Bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D và vitamin K
Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, còn vitamin D hỗ trợ cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Vitamin K hỗ trợ quá trình hình thành protein xương, cần thiết cho xương chắc khỏe. Các thực phẩm chứa vitamin D bao gồm: cá hồi, cá ngừ, cá thu, ngoài ra còn có nước cam, ngũ cốc và sữa…
2. Tập các bài tập tốt cho xương khớp
Các bài tập chịu trọng lượng như đi bộ, chạy bộ và tập tạ giúp tăng cường mật độ và giúp xương chắc khỏe.
- Tập tạ: Giúp tăng cường mật độ xương.
- Yoga và Pilates: Cải thiện sự linh hoạt và sức bền của xương khớp.
- Đi bộ, chạy bộ: Kích thích tạo xương và giảm nguy cơ loãng xương.
- Bơi lội: Giúp giảm áp lực lên khớp nhưng vẫn duy trì sự vận động.
3. Uống sữa
Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D tự nhiên, giúp duy trì mật độ và ngăn ngừa loãng xương. Theo đó, sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai cung cấp canxi và protein, giúp xây dựng và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh. Trường hợp, không dung nạp lactose, có thể chọn sữa hạnh nhân, sữa đậu nành bổ sung canxi.
Lưu ý : Uống từ 2 – 3 ly sữa mỗi ngày là cách làm xương chắc khỏe, ngừa loãng xương.
4. Tránh rượu bia và thuốc lá
Hạn chế tiêu thụ rượu và tránh hút thuốc lá là việc làm cần thiết giúp duy trì mật độ xương và giảm nguy cơ loãng xương. Sở dĩ như vậy là do, thuốc lá làm giảm lượng oxy cung cấp cho xương, gây mất xương nhanh chóng. Rượu bia ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi và vitamin D, làm suy yếu cấu trúc xương.
5. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Xây dựng chế độ ăn nhiều rau xanh, protein và hạn chế muối là cách để xương chắc khỏe. Trong đó, rau xanh cung cấp vitamin K, C và khoáng chất quan trọng cho xương, protein cần thiết cho cấu trúc xương có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng và các loại đậu… Hạn chế ăn muối giúp ngăn ngừa mất canxi qua nước tiểu và ảnh hưởng đến mật độ xương.
6. Kiểm soát cân nặng ổn định
Trên thực tế, thiếu cân sẽ làm giảm mật độ xương, dễ gây gãy xương. Ngược lại, thừa cân béo phì sẽ tạo áp lực lên khớp đặc biệt là đầu gối và cột sống. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học sẽ giúp xương chắc khỏe lâu dài.
7. Bổ sung collagen
Collagen là thành phần quan trọng của sụn khớp, chứa các axit amin glycine, proline và lysine, giúp tăng cường độ dẻo dai, giúp xương chắc khỏe. Theo đó, bạn có thể bổ sung collagen từ thực phẩm như cá, trứng, nước hầm xương hoặc các viên uống bổ sung.
8. Hạn chế chấn thương
Khi tham gia các hoạt động thể thao, mọi người nên sử dụng thiết bị bảo hộ để giảm nguy cơ chấn thương xương khớp. Ngoài ra, cần lưu ý:
- Sử dụng giày dép phù hợp: Để giúp giảm áp lực lên xương khi vận động.
- Tránh vận động quá sức: Để tránh nguy cơ gãy xương và tổn thương khớp.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Giúp cơ thể có đủ nguyên liệu để tái tạo xương.
- Kiểm tra mật độ xương định kỳ: Giúp phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Lời khuyên của Hocala : Khi có dấu hiệu bất ổn của xương khớp nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, được cấp phép hoạt động của cơ quan nhà nước.
Nguồn tổng hợp : Bệnh viện Tâm Anh & ZNews
NẾU THẤY BÀI VIẾT HAY HÃY TÀI TRỢ MỘT LY CÀ PHÊ :