Đại học Harvard từng kết luận, chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) ảnh hưởng 8-% tới khả năng thành công trong cuộc đời một con người. Trong khi đó, chỉ số IQ chỉ chiếm 20%.
Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên dạy chúng ta bài học về trí tuệ cảm xúc. Cha mẹ có EQ cao giúp con những bài học tích cực từ sớm. Cha mẹ có EQ thấp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của con cái cả về trí tuệ và thể chất.
Gần đây, trên mạng Zhihu của Trung Quốc có một chủ đề nóng: “Bố mẹ EQ thấp sẽ có tác động như thế nào đến con cái?“. Một độc giả kể rằng, có lần khi đang ở sân bay nhìn thấy một người mất đồ khóc nức nở, anh rất đau lòng.
Khi đó anh mới là cậu bé 15 tuổi kể lại chuyện này cho bố thì bị mắng: “Trẻ con hiểu thế nào là đau lòng. Đó không phải việc của con“. Một lần khác, anh lại bị mẹ khiển trách vì nhỡ kêu mệt. Người mẹ nói: “Mới trẻ mệt mỏi nỗi gì. Già như mẹ đây còn chẳng kêu”.
Cuối cùng người đàn ông này nói: “Tôi đã chọn cách đóng cửa vĩnh viễn với thế giới nội tâm cùng cha mẹ mình. Dù họ dày công nuôi nấng nhưng những lời nói vô ý đó ngày này qua ngày khác để lại hố sâu vô hình trong tuổi thơ và tuổi trẻ của tôi“.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Daniel Goleman đã viết trong cuốn sách: “Trí tuệ cảm xúc“: “Cuộc sống gia đình là trường học đầu tiên chúng ta học về cảm xúc. Cha mẹ có EQ cao sẽ có những đứa con EQ cao. Cha mẹ có EQ thấp có tác động tiêu cực đến sự phát triển của con cái”.
Dấu hiệu điển hình cha mẹ có EQ thấp
1. Luôn xét nét mọi thứ
Cha mẹ luôn yêu thương và có xu hướng quan tâm đến mọi thứ con làm. Tuy nhiên, những phụ huynh có EQ thấp dường như quan tâm thái quá, đặc biệt xét nét đến mức chi li. Vì thế, họ luôn cảm thấy không hài lòng với con và trở nên khó tính, hay cằn nhằn.
Điều này dẫn tới hệ quả, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dễ có khoảng cách. Những đứa trẻ sống trong môi trường như vậy, đương nhiên cũng chịu ảnh hưởng và có xu hướng hành đồng giống như cha mẹ, trở nên soi mói, luôn nhìn người khác với con mắt phán xét, và khó có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp với người khác.
2. Thiếu tự chủ
Với nhiều cha mẹ, hội chứng “khủng bố” không còn là điều xa lạ. Khi con không chịu ngủ trưa, bày đồ đạc bừa bãi… bạn sẽ nổi cơn thịnh nộ? Cơn giận nhanh chóng lên cao khi bọn trẻ không chịu làm bài tập về nhà nghiêm túc? Không ít phụ huynh dùng những hình phạt cực đoan với con khi không thể khiến chúng nghe lời. Đó chính là một biểu hiện của EQ thấp – thiếu sự tự chủ, kiểm soát cảm xúc.
Những phụ huynh như vậy cũng khiến trẻ trở nên dễ tức giận, bực bội vì không điều chỉnh được cảm xúc.
Trong cuốn sách “Nuôi dạy con thông minh bằng cảm xúc cao” có viết: “Giáo dục con cái bắt đầu từ việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của cha mẹ. Hãy kiểm soát những cảm xúc tồi tệ của bản thân, lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của trẻ, đồng thời thể hiện tình yêu thương của bố mẹ thành lời nói và hành động mà trẻ có thể hiểu được.”
Chỉ bằng cách chấp nhận cảm xúc của bản thân, tôn trọng ý kiến và quan tâm đến nhu cầu của con cái, cha mẹ mới giúp con tăng thông minh cảm xúc trong quá trình phát triển trí tuệ của chúng.
3. Phụ huynh đầy năng lượng tiêu cực
Cùng là bị điểm thấp ở trường, cha mẹ EQ cao chấp nhận con còn thiếu sót, việc vấp ngã là thường tình. Nhưng cha mẹ có EQ cao thì cho rằng, điểm thấp là biểu hiện của học tập không ra gì, lười biếng, rồi “đời con sẽ không ra gì”. Sự suy diễn tiêu cực như vậy khiến cho đứa trẻ chịu những áp lực tâm lý tiêu cực.
Những bậc phụ huynh luôn chứa năng lượng tiêu cực với các cơn bực tức, lời chê bai khiến con cái họ luôn sống trong sự tiêu cực, ganh ghét bởi những thứ chúng không có, không đạt được.
Cha mẹ có EQ thấp khiến con cái ngại ngùng, tự ti và khó phát triển thành công.
4. Luôn dán mắt vào điện thoại
Trẻ em như một tờ giấy trắng, chúng sẽ sao chếp mọi hành vi, lời nói của cha mẹ lên đó.
Nếu cha mẹ cứ rảnh rỗi là dán mắt vào điện thoại, con cái họ cũng bắt chước theo. Lạm dụng công nghệ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ cả về trí tuệ và tinh thần. Những cám dỗ trên internet khiến trẻ thiếu kỹ năng sống thực tế, trí não tiếp nhận thông tin thụ động và chậm phát triển.
Quản lý cảm xúc là khóa học bắt buộc dành cho các bậc cha mẹ
Với nhiều phụ huynh, “hội chứng khủng bố” không còn là điều xa lạ. Bạn sẽ nổi cơn thịnh nộ khi lũ trẻ không chịu ngủ trưa? Huyết áp bạn sẽ tăng cao khi lũ trẻ không nghiêm túc làm bài tập về nhà?
Mới đây một phụ huynh ở Thượng Hải vì con làm bài tập không đạt yêu cầu đã tức giận đến mức đánh gãy tay con. Một cô bé lớp 4 vì không nghiêm túc trong lúc học trực tuyến đã bị mẹ lôi ra bãi biển, dọa dìm xuống nước… Những hình phạt cực đoan này chính là cách giáo dục tồi tệ nhất.
Trong cuốn sách “Nuôi dạy con thông minh bằng cảm xúc cao” có viết: “Giáo dục con cái bắt đầu từ việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của cha mẹ. Hãy kiểm soát những cảm xúc tồi tệ của bản thân, lắng nghe và cảm nhận những cảm xúc của trẻ, đồng thời thể hiện tình yêu thương của bố mẹ thành lời nói và hành động mà trẻ có thể hiểu được.“
Cha mẹ EQ cao không chỉ kiểm soát cảm xúc của chính bản thân mình mà còn có thể điều khiển cảm xúc của con cái. Chỉ bằng cách chấp nhận cảm xúc của bản thân, tôn trọng ý kiến và quan tâm đến nhu cầu của con cái, trẻ mới tăng trí thông minh cảm xúc trong quá trình phát triển trí tuệ của chúng.
Loại bỏ những cách đối xử không phù hợp để trở thành cha mẹ tốt
Đừng bao giờ coi thường con cái một cách cố ý hay vô ý. Ngay từ khi đứa trẻ chào đời, người mà chúng tin tưởng và nương tựa nhất chính là cha mẹ. Cha mẹ luôn dùng những lời đe dọa, bỏ mặc, chế giễu, coi thường, trừng phạt thân thể, v.v. để đối xử với con, điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng xử lý cảm xúc mà còn ảnh hưởng đến bản sắc bản thân của trẻ.
Đừng để những mối quan hệ không tốt trong gia đình làm phiền con cái, sự thù địch, coi thường trong gia đình sẽ luôn khơi dậy thần kinh nhạy cảm của trẻ, khiến trẻ vốn thường ở thế “ràng buộc” rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan và đau khổ.
Đừng bao giờ nghĩ rằng mình phải kiểm soát mọi thứ. Chúng ta không bao giờ được coi con cái như phần mở rộng hoặc phụ kiện của chính mình. Xâm phạm quá mức vào cuộc sống của trẻ, mong muốn kiểm soát trẻ đến từng chi tiết, sẽ phá hủy mối quan hệ cha mẹ – con cái hoặc sự độc lập của trẻ.
Đừng “không bao giờ lớn lên”. Sự trưởng thành của một người không kết thúc khi người đó trở thành cha mẹ. Nuôi dạy con cái là một cơ hội khác để chúng ta hiểu rõ bản thân và chấp nhận chính mình. Nắm bắt cơ hội này để “làm hòa” với tuổi thơ là bước khởi đầu cho quá trình tự chữa lành của mỗi bậc cha mẹ.
Nguồn tham khảo : https://giadinh.suckhoedoisong.vn/dau-hieu-nhan-dien-cha-me-co-eq-thap-172240806112252565.htm